Bollinger bands là gì ? Một số thông tin về bollinger bands hiện nay .
Với các nhà đầu tư đang trong quá trình tìm hiểu các phương pháp phân tích kỹ thuật hay tìm các chỉ báo giúp xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả, hẳn bạn đã từng nghe đến Bollinger band. Vậy thực chất bollinger bands là gì? Ý nghĩa của thông số này và làm sao để xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả nhất với Bollinger band? Bài viết sẽ giúp bạn giải quyết tất cả
A.Những điều cần biết về Bollinger bands
1.Chỉ số Bollinger band – XMX Việt Nam
Bollinger band (hay Dải Bollinger) là một công cụ phân tích kỹ thuật xác định bởi đường trung bình đơn giản ở giữa, dải trên và dải dưới. Dải Bollinger band sẽ tự điều chỉnh mở rộng trong các giai đoạn thị trường biến động và thu hẹp trong các giai đoạn thị trường ít biến động hơn.
Thông số này được phát triển và sở hữu bản quyền bởi một nhà phân tích kỹ thuật nổi tiếng là John Bollinger vào đầu những năm 1980. Đây là một trong những chỉ báo hữu ích nhất kết hợp giữa xu hướng và sự biến động giá với mục đích cung cấp một định nghĩa tương đối về giá cao và thấp cho các nhà đầu tư.
Bollinger band là một trong những chỉ báo thông dụng nhất trong giao dịch Forex và gần như không thể thiếu đối với nhiều trader đi theo hướng phái phân tích kỹ thuật. Hiện nay, chỉ báo Bollinger band đang ngày càng trở nên phổ biến với các nhà giao dịch nhờ sự đơn giản và hiệu quả mà nó mang lại.
Tuy nhiên, chính vì sự đơn giản này khiến cho rất nhiều trader đưa Bollinger band vào chiến lược giao dịch của mình mà không thực sự hiểu rõ về bản chất của Bollinger band mà chỉ sử dụng nó một cách máy móc.
Xem thêm thông tin đường macd là gì tại bài viết trên website chúng tôi để hiểu rõ hơn kiến thức này trong giao dịch forex.
Biến động của dải Bollinger band
Là một chỉ báo phổ biến, nhiều trader tin rằng giá di chuyển đến dải trên của dải Bollinger band, thị trường càng quá mua và giá di chuyển đến dải thấp thì thị trường càng bán quá mức. Cụ thể được thể hiện như sau:
- Dải Bollinger band siết chặt:
Đây là một khái niệm quan trọng của Bollinger band. Dải Bollinger band siết chặt khi khoảng cách giữa dải trên và dải dưới với đường SMA được thu hẹp. Bollinger band siết chặt cho biết cổ phiếu đang trong giai đoạn biến động thấp, đây là dấu hiệu cho biết giá sẽ di chuyển biến động mạnh trong tương lai và có thể xuất hiện cơ hội giao dịch.
Ngược lại, khi các dải di chuyển rộng ra, có khả năng biến động sẽ giảm và là cơ hội để thoát vị thế. Tuy nhiên, những diễn biến này không phải là tín hiệu giao dịch vì nó không cho biết giá sẽ biến động theo hướng tăng hay giảm.
- Các thông số của Bollinger band:
Chỉ báo Bollinger band là sự kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn, cấu trúc của nó gồm có 3 thành phần: middle band (dải giữa), upper band (dải trên) và lower band (dải dưới).
Bất cứ khi nào giá vượt qua dải trên hoặc dải dưới đều là sự kiện lớn, và khoảng 90% hành động giá xảy ra giữa 2 dải này. Tương tự khi siết chặt, bứt phá không phải một tín hiệu giao dịch. Hầu hết các nhà đầu tư mới đều mắc sai lầm là tin rằng giá chạm hoặc vượt một trong các dải là tin hiệu để mua bán cổ phiếu. Sự bứt phá không cung cấp các manh mối về hướng và mức độ của sự di chuyển giá trong tương lai.
Xem thêm thông tin giao dịch sàn xtb như thế nào hiện nay tại các bài viết trên website của chúng tôi.
B.Cách sử dụng Bollinger band để giao dịch hiệu quả
3.Bollinger band được sử dụng thế nào?
Phương pháp giao dịch phổ biến mà nhiều trader hay áp dụng nhất đó chính là giao dịch Bollinger band theo dạng nút thắt cổ chai. Từ cấu tạo của Bollinger band với mục đích chính là ôm trọn toàn bộ diễn biến của hành động giá, tuy nhiên không phải lúc nào thị trường cũng một màu như vậy mà chúng luôn biến động. Theo John Bollinger, các giai đoạn biến động thấp thường diễn ra ngay sau các giai đoạn có độ biến động cao.
Khi bị ép giá, sự phá vỡ dải tiếp theo báo hiệu thị trường chuẩn bị thiết lập một trật tự mới. Một đợt tăng mới bắt đầu bằng một đợt co bóp lại, sau đó phá vỡ giá ở dải trên. Một đợt giảm mới bắt đầu bằng một đợt siết và sau đó phá vỡ giá ở dải dưới.
Ngoài ra, chiến lược mà các trader sử dụng cho mục đích của Bollinger band là mua thấp, bán cao. Cơ sở của phương pháp giao dịch này thực chất là dải trên và dải dưới của Bollinger band đóng vai trò như những hỗ trợ kháng cự động. Vì thế với phương pháp này, các nhà đầu tư sẽ bán ra khi giá chạm dải trên và mua vào khi giá chạm dải dưới.
Tuy nhiên, đây chỉ là ứng dụng đơn giản nhất giúp bạn hiểu rõ bản chất của Bollinger band và cách sử dụng cơ bản của chỉ báo này mà thôi. Do đó, chúng tôi không khuyến khích bạn sử dụng theo phương pháp giao dịch này nhất là khi bạn chưa đủ khả năng sàng lọc những tín hiệu giao dịch đánh lừa từ thị trường.
Cập nhật thêm thông tin một số sàn forex uy tín tại bài viết website chúng tôi hiện nay.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề của chỉ số Bollinger band mà các nhà đầu tư cần biết. Điều quan trọng nhất là bạn cần phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân, chỉ khi hiểu rõ ý nghĩa của nó thì việc vận dụng công cụ này mới mang lại lợi ích tối ưu nhất cho bạn.
Theo dõi trang Kiếm tiền để cập nhật các thông tin mới nhất về tiền ảo và Forex